Mượn tiền Giám đốc - Vay tiền ngân hàng - Bão lãnh vay vốn ngân hàng bằng TS cá nhân có phải là giao dịch liên kết?

(Baocaotaichinh.vn) Đầu tiên chúng ta phải khẳng định một điều: quản lý giao dịch liên kết đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là vấn đề đúng đắn và hiển nhiên nhằm tránh thất thu thuế, trốn thuế của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nhà nước đã ban hành 03 nghị định để quản lý việc này ( Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CPNghị định số 132/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các nghị định trên thì luôn có sự hiểu biết khác nhau của Doanh nghiệp và của kế toán mỗi khi mùa báo cáo tài chính hàng năm lại đến. Cũng như mọi năm, năm 2020 áp dụng nghị định số 132/2020/NĐ-CP vào quản lý giao dịch liên kết, có rất nhiều anh chị em kế toán chưa hiểu hết các nội dung nghị định và đặc biệt là thông tin trả lời của vài chuyên viên thuế, trả lời không hết ý làm anh chị em hoang mang style nên mình viết bài này phân tích và trả lời 03 nội dung sau có phải là giao dịch liên kết? có bị khống chế 30% lãi vay và có phải làm các phụ lục giao dịch liên kết theo Nghị dịnh số 132/2020/NĐ-CP hay không nhé cả nhà.

Anh Chị Em lưu ý: Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quản lý các đơn vị có mối quan hệ liên kết và Giao dịch liên kết, vì vậy Bước 1 là phải xác định doanh nghiệp mình có thuộc trường hợp liên kết không? Khi xác định là đối tượng liên kết rồi thì kiểm tra xem có giao dịch, mua bán....với nhau không, lúc này mới biết là có giao dịch liên kết hay không nhé cả nhà.

Nếu chỉ có mối quan hệ liên kết thì chúng ta kê khai phụ lục 01 chỉ điền thông tin liên kết thôi, các phần còn lại để trống. Còn có cả giao dịch liên kết mua bán, giao dịch... với nhau thì điền đầy đủ thông tin của phụ lục ( Nhớ check kỹ phần được miễn lập phụ lục ở Nghị định số 132/2020/NĐ-Cp)

1. Vấn đề thứ nhất: Mượn tiền của Giám Đốc, Cán bộ công nhân viên, Người thân gia đình, bạn bè có phải là giao dịch liên kết hay không?

Để trả lời câu hỏi này, anh chị em phải xem qua phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020/NĐ-CP là những hoạt động nào? Xem qua điều 1 của nghị định số 132/2020/NĐ-CP

"Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá"

Căn cứ vào Điều 1 này thôi thì hoạt động mượn tiền không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020/ND-CP, vậy câu trả lời đã rõ.

==> Kết luận: Không thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

Xin nói thêm, khái niệm vay tiền và khái niệm mượn tiền nó khác nhau, anh chị em coi lại định nghĩa ở luật dân sự, chúng ta lưu ý: tiền là hàng hóa đặc biệt, khi mượn tiền 500.000 đồng ta nhận 1 tờ mạnh giá 500.000 đồng nhưng khi trả lại có khi ta trả 500.000 đồng với 05 tờ mạnh giá 100.000 đồng chẳng hạn chứ không có giống nhau y xì như luật dân sự nói được.

Lưu ý là làm đúng bản chất sự việc nhé cả nhà, không áp dụng bài này cho trường hợp VAY mà cố tiền làm Mượn, hoặc đang Mượn nhưng thiếu hiểu biết lại làm VAY để rồi khóc vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Đất nước ta ngày càng phát triển, Đảng và chính phủ đang hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động khởi nghiệp, mà khi khởi nghiệp thì số đông làm gì có vốn? huy động vốn từ bản thân, huy động vốn từ người thân, bạn bè,... là nhu cầu tất yếu và đương nhiên, nên nếu quy định việc này là liên kết, giao dịch liên kết thì chúng ta vô tình ngăn chặn luôn trong trứng nước phong trào khởi nghiệp của những bạn trẻ, vậy thì làm sao để thoát nghèo, đất nước giàu mạnh được?

2. Vấn đề vay tiền của ngân hàng có phải giao dịch liên kết không? Có bị khống chế 30% lãi vay? Có làm phụ lục liên kết?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta bắt đầu từ phạm vi điều chỉnh của nghị định số 132/2020/NĐ-CP ở điều 1

"Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá"

Và tiếp đến là phần như thế nào là các bên liên kết ở Điều 5 của nghị định số 132/2020/NĐ-CP trong đó có quy định:

"Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"

Tới đây chúng ta có thể kết luận: Doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng ( Ngân hàng cũng là doanh nghiệp) với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp là thuộc đối tượng liên kết, Chưa phát sinh giao dịch liên kết nên không có chuyện khống chế 30% lãi vay.

Xem thêm, Trường hợp này có bị khống chế 30% lãi vay theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP không? chúng ta lại đi tiếp và xem ở Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:

""3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.""

==> Kết luân: Doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng ( Ngân hàng cũng là doanh nghiệp) với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp là thuộc đối tượng liên kết, chưa xuất hiện giao dịch liên kết--> Toàn bộ lãi vay sẽ được trừ, không bị khống chế 30%. Doanh nghiệp chỉ có điền thông tin liên kết ở phụ lục GDLK 01 về thông tin liên kết thôi.

3. Vấn đề Giám Đốc, Cổ đông, Người thân mang tài sản cá nhân ra để đảm bảo giúp doanh nghiệp vay vốn có phải là giao dịch liên kết không?

Cũng như 02 vấn đề trên chúng ta đi từ Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ở Điều 1

"Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá."

Hoạt động mang tài sản cá nhân của mình để bảo lãnh nhằm giúp Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng là nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

Chúng ta xem tiếp phần các bên có quan hệ liên kết ở Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

""1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% von góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.""
 

Xem mỏi con mắt không thấy điều khoản nào quy định Giám Đốc, cổ đông, người thân,... mang tài sản cá nhân của mình ra để bảo lãnh cho Doanh nghiệp mình vay được vốn là liên kết hay giao dịch liên kết.

==> Kết luận: Không thuộc trường hợp liên kết, giao dịch liên kết.

TPHCM, Ngày 24 tháng 03 năm 2021

Thức Nguyễn Văn

 



Tags:
Ý kiến bạn đọc:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH BCTC
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015
- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 14/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/02/2021
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Văn Thức - Chức danh: Chủ tịch HĐTV - Số điện thoại: 0909 837 702
- Trụ sở chính: 311 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM
- CN Hà Nội: Nhà số 2, ngõ 816 đường Kim Giang, xóm Tràng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội
- CN Đã Nẵng: Lô 34B1 Bùi Tá Hán, Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng
- TỔNG ĐÀI CSKH: 19006274 - Email: info@baocaotaichinh.vn
Hotline: 0909837702
Zalo: 0909837702 Facebook
      Thuê dịch vụ gọi số 0909837702