TÀI KHOẢN 128 - ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN

(Thông tư 133/2016/TT-BTC)

✵ ✵

Nguyên tắc kế toán

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Phương pháp hạch toán kế toán

về cuối trang

1. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đậu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

Tài khoản không phản ánh các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh).

b) Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

c) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng… Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm lập báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.

d) Doanh nghiệp phải hoạch toán đấy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…

đ) Doanh nghiệp phải hoạch toán đầy đủ , kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

e) Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác ngoài khoản cho vay, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thế không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

g) Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

về đầu trang

2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 128 – ĐẦU TƯ NẮM GIỮ ĐẾN NGÀY ĐÁO HẠN

Bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.

Bên Có:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.

Số dư bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

- Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên bán phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn.

về đầu trang

3.PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

3.1. Khi gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112.

3.2. Định kỳ kế toán ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

3.3. Khi thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,131, 152, 156, 211, ....(theo giá trị thu hồi)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ( giá trị ghi sổ)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi)

3.4. Chuyển cá c khoản đầu tư nma81 giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào đơn vị khác ghi:

Nợ TK 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chín (nếu lỗ)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ( giá trị ghi sổ)

Có các TK 111, 112,.....(nếu phải đầu tư thêm)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

3.5. Kế toán các giao dịch liên quan đến các khoản cho vay:

a) Tường hợp cho vay nhận lãi trước:

- Khi cho vay nhận lãi trước, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1228)

Có các TK 111, 112(số tiền thực chi)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).

- Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Thu hồi gốc của khoản cho vay khi đến hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 128 -Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1228).

b) Trường hợp cho vay nhận lãi định kỳ:

- Khi cho vay, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1288)

Có các TK 111, 112.

- Định kỳ ghi nhận tiền lãi cho vay:

Nợ các TK 111, 112, 138

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Thu hồi gốc của khoản cho vay khi đến hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1228).

c) Trường hợp cho vay nhận lãi sau:

- Khi cho vay, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1228)

Có các TK 111, 112

- Định kỳ tính lãi cho vay phải thu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi đến hạn thu hồi nợ gốc của khoản cho vay, thu hồi gốc và lãi cho vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112, ...

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1228)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lại kỳ đáo hạn).

3.6. Đánh giá lại số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

- Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn .

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn .

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

1. Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Việc nhận loại các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội nộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua- bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các đơn vị mà doanh nghiệp đầu tư góp vốn vào). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác với khách hàng thông qua bên nhận ủy thác;

b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc).

c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua- bán, như:

- Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính nhưng không phải doanh thu từ bán các khoản đầu tư tài chính, như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;

- Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;

- Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản phi tiền tệ, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…

3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình hình tài chính còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản ký quỹ, ký cước phản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được văn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Báo cáo tình hình tài chính.

4. Đối với các khoản thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng công nợ và thực hiện theo nguyên tắc:

- Khi phát snh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu), kế toán phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

Riêng trường hợp nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ thì khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, thu nhập, bên Nợ Tài khoản 131 tương ứng với số tiền nhận trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểm nhận ứng trước.

- Khi thu hồi nợ phải thu (bên Có Tài khoản phải thu), doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của các khoản nợ phải thu đối với từng đối tượng công nợ hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu hồi nợ.

Riêng trường hợp nhận trước của người mua thì bên Có Tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.

5. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản phải thu, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của kinh doanh. Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

- Các tài khoản phải thu không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

- Các tài khoản phải thu còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại phần hướng dẫn TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

6. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tài phần hướng dẫn Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

7. Các khoản nợ phải thu khó đòi bằng ngoại tệ cuối kỳ vẫn phải được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hteo quy định.

về đầu trang